Ươm mầm tương lai

Bước I: Chuẩn bị dụng cụ và đất trồng.

– Về chậu ươm:

Bạn có thể sử dụng chậu nhỏ, chậu lớn nếu không muốn thay chậu, hoặc khay ươm phù hợp với quy mô, mục đích của bản thân. Một lưu ý quan trọng là bạn nên ươm hạt trong chậu nhỏ hoặc khay ươm hạt trước để chúng ta có thể dễ dàng kiểm soát độ ẩm của đất, sâu bệnh và dinh dưỡng cho cây con.

hat-giong-lucky

Ươm hạt giống trong khay ươm để dễ dàng theo dõi hạt giống.

– Thuốc trừ nấm: Bạn nên chuẩn bị sẵn thuốc trừ nấm vì tỉ lệ nấm bệnh trong đất trồng khá cao nếu không được xử lý kĩ.

– Về đất trồng:

Theo kinh nghiệm của hatgionglucky.vn và chia sẻ của các nhà vườn thì gieo hạt giống bằng hỗn hợp cám dừa và tro trấu (trộn tỉ lệ 7:3 hoặc 100% cám dừa) đều cho kết quả lên mầm ổn định hơn gieo hạt bằng đất sạch. Tuy nhiên cám dừa cần phải được xử lý tốt bằng cách ngâm xả nhiều lần bằng nước sạch thì mới sử dụng được.

Bước II: Ngâm ủ hạt giống.

– Bước 1 :  Pha nước ấm ngâm hạt giống theo tỉ lệ 2 nước sôi + 3 nước lạnh ( khoảng 35oC – 40oC ). Lưu ý: Không nhất thiết phải duy trì độ ấm của nước. Ta cũng có thể dùng nước từ vòi, nước không quá lạnh là được. Với các giống khó nảy mầm như hoa hồng, nho…nên pha thêm thuốc kích thích nảy mầm như Atonik với liều lượng hướng dẫn trên bao bì

– Bước 2 : Cho hạt giống cần ngâm vào nước ấm vừa pha.

Thời gian ngâm hạt:

+ Những hạt quá nhỏ như: hoa dạ yến thảo, thúy điệp, mười giờ, cúc bất tử, bạc hà, húng chanh, xạ hương….không cần ngâm ủ mà đem gieo trồng ngay.

+ Đối với các loại hạt có vỏ mỏng như: cà chua, ớt, cà tím, cần tây, cà rốt…  chúng ta có thể ngâm khoảng 3 đến 4 giờ.

+ Đối với các loại có vỏ dày hơn như: Măng tây, dưa các loại… ta ngâm trong khoảng 6-8 giờ.

+ Cà rốt, hành tây, hoa hồng các loại ngâm trong khoảng 36-48 giờ, thay nước rửa chua cho hạt mỗi ngày

+ Đối với các loại hạt vỏ rất cứng như: sen ta, tử đằng, cherry… sau khi ngâm cần phải xử lý hạt bằng cách mài, hoặc cắt phần vỏ cứng của hạt, phần phía đầu chồi mầm (phần lõm vào của hạt) sao cho hở phần nhân hạt bên trong  rồi mới đem đi ủ

+ Riêng với hạt giống dâu tây chúng ta nên ngâm với rượu trắng khoảng 10 phút rồi đem rửa sạch với nước nhiều lần vì ngoài vỏ hạt của dâu tây có chất ức chế sinh trưởng nên cần phải rửa sạch. Sau đó ta cũng gieo hạt trên bề mặt của chất trồng.

– Bước 3: Vớt hạt giống ra khỏi dụng cụ ngâm hạt. Có thể dùng ray để vớt hạt cho tiện.

– Bước 4 :Ủ hạt giống bằng cách trải đều hạt giống đã ngâm  trên  khăn giấy thấm nước  được đặt trong một dụng cụ có bề mặt tương đối bằng phẳng ( hộp, khay , dĩa..), có thể dùng bông gòn hoặc vải mềm sẫm màu. Không dùng khăn giấy có mùi thơm.

hat-giong-lucky-huong-dan-uom-hat

Ủ hạt giống trong khăn giấy ẩm.

– Bước 5 : Phủ kín hạt giống cần ủ cũng bằng khăn giấy, bông gòn, hay vải mềm sẫm màu, đặt hộp ( khay, đĩa ) hạt giống cần ủ vào nơi có bóng tối. nhiệt độ ủ lý tưởng cho hạt nảy mầm khoảng 20 độ, luôn đảm bảo giữ ẩm hợp lý cho hạt giống, tránh quá sũng nước hay quá khô. Tùy từng loại hạt mà sau 7 ngày – 1 tháng hạt sẽ nảy mầm.

Bước III:  Gieo hạt.

– Phun thuốc trừ nấm lên mặt chất trồng (bước này cực kì quan trọng) , tốt nhất bạn nên phun liên tục 2 đến 3 lần để thuốc ngấm xuống sâu hơn.

– Nguyên tắc cơ bản của việc gieo hạt là lấp hạt với độ sâu bằng 2 đến 3 lần đường kính của hạt. Đối với các loại hạt quá nhỏ như xương rồng, sen đá, nắp ấm…thì ta có thể rải trực tiếp trên bề mặt chất trồng hoắc đất ẩm sau đó phun sương cho hạt bám vào bề mặt chất trồng là được. Với các loại hạt to hơn thì nên chôn sâu khoảng 1-2cm (lưu ý quan trọng là không nên nén đất chặt khi lấp vì hạt sẽ không nảy mầm được).

– Sau khi gieo hạt xong nên phun sương vừa đủ ẩm lên bề mặt đất.

– Với các loại hạt của xứ lạnh sau khi gieo chúng ta nên sử dụng màng thực phẩm hay tấm kính đậy lại miệng chậu hoặc khay ươm để tặng độ ẩm sau đó đặt chậu nơi dâm mát giúp cho hạt nảy mầm nhanh hơn. Các loại hạt xứ nóng thì không cần phải làm bước này.

Bước IV: Chăm sóc hạt sau khi gieo.

– Nhiệt độ: Tùy loại hạt mà các bạn gieo mà cần nhiệt độ nảy mầm khác nhau, tuy nhiên hầu hết các loại hạt đều có thể nảy mầm ở nhiệt độ từ 20 đến 25*C

– Độ ẩm của đất trồng: phải luôn đảm bảo độ ẩm cho đất, không được để cho đất bị khô hay sung nước. Tùy theo điều kiện nơi gieo hạt mà chúng ta quyết định xem bao nhiêu lâu thì nên tưới một lần.

– Vị trí đặt chậu: Chúng ta nên đặt chậu hoặc khay ươm nơi có ánh sáng khuếch tán (có thể để dưới bóng cây hoặc dùng che bóng để tạo ra ánh sáng khuếch tán nhân tạo). Ánh sáng cần thiết cho việc nảy mầm nhưng nếu mạnh quá nó sẽ làm chết đọt mầm.

– Thay chậu hoặc chuyển trồng trực tiếp trên đất: Khi cây con đã lớn đến mức độ nhất định (thân, rễ phát triển cứng cáp…) chúng ta có thể chuyển qua chậu to hơn hoặc chuyển trực tiếp trồng trên nền đất. Lưu ý trước khi chuyển ta nên bón lót trước đất trồng bằng phân bón hữu cơ.

– Bón phân: đối với cây con, hệ rễ non vẫn chưa đủ mạnh để hấp thu các loại phân bón có nồng độ cao cho nên dùng các loại phân bón lá là thích hợp nhất. Thông thường chúng ta chỉ nên tưới phân bón lá bằng 1/2 hoặc 1/3 nồng độ trên bao bì hướng dẫn.

– Sâu bệnh: Giai đoạn cây con chúng ta nên chú ý thường xuyên quan sát vì rất dễ bị sâu ăn lá tấn công, ta nên phun thuốc trừ nấm, trừ sâu (dạng hữu cơ) 1 lần/tuần.

Leave Comments

0886055166
0886055166